Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Prashant Deva Sáng lập viên Placid Systems 28 10 2008 Loạt các bài "Làm chủ Eclipse" (Mastering Eclipse) này dạy tất cả những người mới đến với Eclipse những đặc tính và sự phức tạp về IDE của Eclipse. Học xong loạt bài này, bạn sẽ có kiến thức ngang hàng với những người sử dụng cao cấp. Ở đây trong Phần 1, bạn sẽ tìm hiểu các bộ phận của IDE Eclipse và làm thế nào để tùy chỉnh chúng. Xem thêm bài trong loạt bài này Phần 1 hướng tới những người mới dùng Eclipse. Nó giải thích một số thuật ngữ của Eclipse mà nhưng người mới bắt đầu thường thấy khó khăn và nói về các phần khác nhau của IDE Eclipse. Bài viết này giải thích một bàn làm việc (workbench) Eclipse là gì và tìm hiểu sự khác nhau giữa các dự án và các vùng làm việc (workspaces) (cách Eclipse tổ chức mã nguồn) và chúng liên quan với nhau như thế nào. Cuối cùng, bài viết này giải thích cách bạn có thể tùy chỉnh các phần của các IDE theo ý muốn của bạn như thế nào. Bàn làm việc (Workbench) Cửa sổ chính của Eclipse được gọi là bàn làm việc (workbench) (xem Hình 1). Nó có những thứ như là thanh trình đơn, thanh công cụ, trình soạn thảo và các khung nhìn. Vùng phía dưới thanh công cụ nơi đặt trình soạn thảo và các khung nhìn được gọi là trang bàn làm việc (workbench page). Trang này chứa phần giao diện có thể nhìn thấy nhiều nhất: trình soạn thảo và các khung nhìn. © Copyright IBM Corporation 2008 Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Nhẫn hiệu đăng ký Trang 1 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ Hình 1. Bàn làm việc của Eclipse Trình soạn thảo Trình soạn thảo (editor) là vùng nội dung chính ở đó bạn làm công việc phát triển trong Eclipse. Lưu ý rằng thuật ngữ "soạn thảo" không nhất thiết có nghĩa là một trình soạn thảo văn bản, thậm chí một trình thiết kế biểu mẫu WYSIWYG có thể được coi là một trình soạn thảo. Bàn làm việc Eclipse có thể trở nên chật trội với các thanh công cụ và các khung nhìn, vì vậy nếu bạn muốn có thêm nhiều khoảng trống hơn cho trình soạn thảo, hãy nhấn vào nút Maximize ở góc trên bên phải. Làm như vậy sẽ ẩn tất cả các khung nhìn khác, cho bạn vùng màn hình rộng hơn cho trình soạn thảo. Bạn có thể hiện lại tất cả các khung nhìn bằng cách nhấn vào Restore. Đôi khi bạn muốn xem nhiều hơn một cửa sổ trình soạn thảo tại một thời điểm, có thể là để sao chép và dán một cái gì đó từ cửa sổ này sang cửa sổ khác hoặc để đọc các thông tin từ một cửa sổ trong khi gõ vào cửa sổ khác. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, Eclipse cho phép bạn xếp chồng các cửa sổ của trình soạn thảo cạnh nhau hoặc đè lên nhau. Để làm như vậy, kéo phiếu của một cửa sổ trình soạn thảo đang mở sang bên cạnh hoặc tới đỉnh/đáy; nó được sắp xếp trên cạnh đó, cho phép bạn làm việc với cả hai trình soạn thảo đang mở một cách dễ dàng. Nếu bạn có nhiều cửa sổ trình soạn thảo đang mở, có thể mất nhiều thời gian để chuyển tới một cửa số mà bạn muốn nếu soát bằng tay cả hàng các phiếu và nhấn chuột vào nó. Eclipse có một phím tắt rất thú vị để làm cho việc này dễ dàng hơn: ấn Ctrl+E và một trình đơn bật lên xuất hiện ở góc trên bên phải của hàng các phiếu và liệt kê tất cả các trình soạn thảo đang mở (xem hình 2). Bạn có thể chọn một hoặc bắt đầu gõ tên của trình soạn thảo mà bạn muốn mở và danh sách sẽ bắt đầu lọc. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 2 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® Hình 2. Ctrl+E cho thấy một cửa sổ thả xuống để cho phép bạn chuyển đổi dễ dàng giữa các cửa sổ trình soạn thảo Các khung nhìn Các khung nhìn (Views) là những cửa sổ nhỏ neo đậu dọc theo các cạnh của trình soạn thảo, chứa thêm thông tin về nội dung của trình soạn thảo. Làm giảm đến mức nhỏ nhất một khung nhìn bằng cách nhấn chuột vào nút Minimize ở góc trên bên phải; Khung nhìn giảm nhỏ nhất thành một nút trong thanh các nút tắt bên cạnh cửa sổ (xem Hình 3). Nhấn vào nút của khung nhìn trong thanh các nút tắt làm cho khung nhìn tạm thời bật lên. Đây là một cách hay để tiết kiệm vùng màn hình trong khi vẫn giữ cho có thể truy cập khung nhìn một cách dễ dàng. Hình 3. Thanh các nút tắt cho phép bạn giảm đến nhỏ nhất các khung nhìn trong khi vẫn giữ khả năng truy cập chúng Một khung nhìn có thể được tách riêng (detach) khỏi vị trí của nó. Để tách riêng một khung nhìn, kéo nó ra ngoài cửa sổ bàn làm việc hay nhấn chuột phải trên phiếu của nó và chọn Detach. Một khung nhìn được tách riêng hoạt động như một cửa sổ mới và xuất hiện trên đỉnh của cửa sổ bàn làm việc. Các khung nhìn cũng có thể được neo đậu theo các cạnh khác nhau của cửa sổ bàn làm việc. Để làm như vậy, kéo phiếu của khung nhìn và đặt nó vào cạnh mà bạn muốn neo đậu nó ở đó. Để mở một khung nhìn, chọn Window > Show View. Một trình đơn bật lên, hiển thị một số các khung nhìn có sẵn. Nếu khung nhìn mà bạn muốn xem không được liệt kê, hãy nhấn vào Other ở phía dưới đáy trong trình đơn. Một hộp thoại bật lên, hiển thị tất cả các khung nhìn được sắp xếp theo loại. Bạn có thể gõ tên của khung nhìn mà bạn muốn mở trong hộp văn bản ở trên cùng để lọc danh sách các khung nhìn. Một cách khác để có được hộp thoại này dễ dàng hơn là hãy nhấn vào biểu tượng có một dấu + ở dưới cùng bên trái trong cửa sổ bàn làm việc để mở một trình đơn giống như bạn nhìn thấy khi bạn chọn Window > Show View. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 3 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ Các dự án so với các vùng làm việc Eclipse tổ chức mã nguồn của bạn thông qua các khái niệm về các dự án (project) và các vùng làm việc (workspace). Một workspace là một sưu tập các dự án. Một project một sưu tập các tệp tin mã nguồn. Thông thường, các khái niệm về các vùng làm việc và các dự án gây ra rất nhiều rắc rối cho những người mới bắt đầu bởi vì định nghĩa về dự án của Eclipse là khác với các dự án trong các IDE khác. Một cách suy nghĩ thích hợp về những điều này theo nghĩa phát triển phần mềm là hãy coi các dự án như là các mô đun riêng lẻ và vùng làm việc như là một dự án. Như vậy, bạn có một dự án (vùng làm việc, theo thuật ngữ Eclipse) có chứa nhiều mô đun (các dự án, theo thuật ngữ Eclipse). Các phần sau xem xét từng thứ chi tiết hơn. Các vùng làm việc Một workspace chứa tất cả các dự án và các thông số cài đặt của bạn, chẳng hạn như màu sắc được sử dụng để làm nổi bật cú pháp, cỡ chữ, vv. Bạn không thể làm việc ở bên ngoài vùng làm việc của Eclipse. Lần đầu tiên bạn bắt đầu với Eclipse, nó sẽ nhắc cho bạn một vị trí mặc định cho vùng làm việc của bạn. Bạn có thể tạo một vùng làm việc mới hoặc chuyển sang một vùng làm việc khác bất kỳ lúc nào bằng cách chọn File > Switch Workspace > Other. Trong hộp thoại đang mở, bạn có thể gõ vị trí của vùng làm việc hiện tại hoặc gõ một vị trí khác để tạo một vùng làm việc mới. Hộp thoại cũng cung cấp tùy chọn để sao chép các thông số cài đặt vào vùng làm việc mới. Tuy nhiên, ở đây dùng nhầm từ vì tùy chọn chỉ sao chép các bố trí cửa sổ và các bộ làm việc và không sao chép các thứ khác như là màu sắc làm nổi bật cú pháp, các mẫu cỡ chữ, vv. Bạn có thể muốn tất cả các thông số cài đặt này sẽ được sao chép vào vùng làm việc mới của bạn bởi vì thật là vất vả nếu đặt lại cấu hình nhiều thông số cài đặt mà bạn đã làm trong vùng làm việc hiện tại của bạn. Thật may mắn, Eclipse cung cấp một cách dễ dàng để sao chép tất cả các thông số cài đặt vào vùng làm việc mới: 1. Chọn File > Export. 2. Trong hộp thoại kết quả, chọn General > Preferences, sau đó nhấn vào Next. 3. Chọn Export All, cung cấp một đường dẫn đến tệp tin như được hiển thị trong Hình 4 và nhấn vào Finish. Tất cả các thông số cài đặt của vùng làm việc của bạn sẽ được lưu vào tệp tin mà bạn đã chỉ định. 4. Chuyển sang vùng làm việc mới của bạn, hãy chọn File > Import và lựa chọn General > Preferences. 5. Trỏ đến tệp tin mà bạn vừa lưu các thông số cài đặt và nhấn vào Finish. Các thông số cài đặt của bạn được nhập vào vùng làm việc mới. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 4 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® Hình 4. Tạo hoặc chuyển đổi các vùng làm việc Thư mục .metadata, được đặt trong thư mục vùng làm việc của bạn, có chứa tất cả các thông số cài đặt mà các trình cắm thêm trong Eclipse lưu trữ ở đây. Sự hiện diện của thư mục này báo cho Eclipse biết rằng thư mục hiện tại là một vùng làm việc hợp lệ. Thư mục .metadata cũng có chứa một tệp tin có tên là .log. Tệp tin này chứa tất cả các lỗi hoặc các trường hợp ngoại lệ có thể đã xảy ra trong lúc đang chạy Eclipse. Nó có thể có ích cho việc chẩn đoán, nếu Eclipse đổ vỡ giữa chừng tại một điểm nào đó. Các dự án Các dự án, theo thuật ngữ Eclipse, có thể là các chương trình ứng dụng cá nhân hoặc các mô-đun riêng lẻ, tùy thuộc vào bạn chọn cách nào để tổ chức các vùng làm việc của bạn. Để tạo một dự án Java™ Java mới, chọn File > New > Project. Trong hộp thoại kết quả, chọn Java > Java Project. Nhiều người mới bắt đầu lúng túng với hộp văn bản Project name đặt trong hộp thoại này (xem Hình 5). Bạn sử dụng hộp này để lọc danh sách các loại khác nhau của các dự án, không sử dụng nó để đặt tên cho dự án của bạn. Chọn mục Java Project từ cây và nhấn vào Next để đi đến bước tiếp theo trong trình thủ thuật. Tại đây, bạn có thể đặt tên cho dự án của bạn và đặt cấu hình các thông số cài đặt của nó. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 5 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ Hình 5. Tạo một dự án Java Nhóm JRE ở giữa hộp thoại Create Java Project cho phép bạn chọn phiên bản của Java dùng để xây dựng dự án này. Nhóm Project Layout chỉ thị bạn có muốn đặt cả hai tệp tin nguồn và tệp tin lớp được tạo ra trong một thư mục chung hay có các thư mục riêng biệt cho mỗi loại. Nó khuyên bạn giữ lại thông số cài đặt mặc định: Create separate folders for sources and class files. Bằng cách này, bạn có một sự phân tách tốt đẹp giữa các mã của bạn và các mã nhị phân đã tạo ra. Nhấn vào Finish và một thư mục mới có tên là tên dự án của bạn được tạo ra trong thư mục vùng làm việc. Thư mục dự án chứa hai thư mục có tên là src và bin tương ứng với các tệp tin nguồn và các tệp tin lớp của bạn. Bạn chỉ làm việc trong thư mục src; thư mục bin được Eclipse quản lý để tạo ra các tệp tin lớp một cách tự động ở nền sau. Tùy chỉnh các trình đơn và các thanh công cụ của bạn Bạn có thể tùy chỉnh thanh công cụ và thanh trình đơn ở phía trên cùng của cửa sổ Eclipse theo ý muốn của bạn. Thanh công cụ và thanh trình đơn được cấu hình dựa trên cơ sở cho mỗi phối cảnh Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 6 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® (perspective). Perspectives là một cách của Eclipse nhóm lại sự bố trí của các khung nhìn, các thanh công cụ và các trình đơn khác nhau tùy theo các công việc cụ thể mà bạn đang làm. Ví dụ, theo mặc định, Eclipse có các phối cảnh tên là Java và Debug tương ứng để phát triển mã Java và để gỡ lỗi. Phối cảnh Gỡ lỗi (Debug) có các khung nhìn và các nút thanh công cụ đặc biệt dành để sử dụng trong khi gỡ lỗi; Phối cảnh Java lại không có chúng. Bạn có thể chuyển đổi các phối cảnh bằng cách chọn Window > Open Perspective > Other hoặc bằng cách nhấn vào nút ở góc xa bên phải trên thanh công cụ. Hình 6. Các nút ở bên phải trên thanh công cụ cho phép bạn chuyển đổi các phối cảnh Để tùy chỉnh các thanh công cụ và các trình đơn của một phối cảnh, nhấn chuột phải vào thanh công cụ chính ở đầu trang và chọn Customize Perspective, sau đó nhấn vào phiếu Commands. Tại đây, các mục trình đơn/thanh công cụ được nhóm theo chức năng, như được hiển thị trong Hình 7. Ví dụ, bạn có thể chọn mục danh sách Search để bật các mục thanh công cụ và trình đơn liên quan đến tìm kiếm. (Eclipse gọi các mục thanh công cụ và trình đơn là các lệnh (commands), với nghĩa như các lệnh gửi tới IDE; do đó, phiếu mới có nhãn tên là Commands và bạn có thể bật/tắt các nhóm lệnh). Hình 7. Tùy chỉnh các mục thanh công cụ và thanh trình đơn Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 7 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ Tùy chỉnh các lựa chọn ưa thích trong Eclipse của bạn Eclipse là một IDE lớn, phức tạp với rất nhiều trình cắm thêm (plug-in) và nó cung cấp một loạt các tùy chọn mà bạn có thể tùy chỉnh. May mắn thay, tất cả các tùy chọn này đều ở vị trí trung tâm. Chọn Window > Preferences để mở hộp thoại Preferences. Hình 8. Hộp thoại Preferences Hộp thoại này có chứa một cây lớn các tuỳ chọn mà bạn có thể tùy chỉnh. Đôi khi, thật khó để nhớ chính xác cái thông số thiết lập mà bạn muốn thay đổi nó ở chỗ nào. May mắn thay, bạn có thể gõ vào trong trường văn bản ở trên đỉnh để lọc các cây khổng lồ các tùy chọn này. Ví dụ, gõ fonts vào ô này ngay lập tức sẽ lọc cây để chỉ hiển thị các mục có liên quan đến các phông chữ (fonts). Phần tiếp theo cho thấy làm thế nào để thay đổi một số thông số cài đặt chung. Thay đổi phông chữ Chọn General > Appearance > Colors and Fonts (xem Hình 9). Từ đây, bạn có thể thay đổi phông chữ của tất cả các phần UI của Eclipse. Ví dụ, để thay đổi phông chữ của trình soạn thảo Java: 1. Trong hộp thoại Preferences, chọn Java > Java Editor Text Font. 2. Nhấn vào Change. 3. Chọn phông chữ và kích thước mà bạn muốn. 4. Nhấn vào Apply. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 8 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® Hình 9. Thay đổi các phông chữ Thay đổi các phím tắt trên bàn phím Chọn General > Keys trong hộp thoại Preferences (xem Hình 10). Từ đây, bạn có thể gán/thay đổi các phím tắt trên bàn phím dành cho mỗi lệnh của Eclipse. Ví dụ, để thay đổi các phím tắt cho lệnh Step Over: 1. Gõ Step Over trong trường văn bản. 2. Chọn lệnh Step Over từ danh sách, vừa mới được lọc ra. 3. Trong ô Binding ấn vào phím tắt mới trên bàn phím. Lưu ý rằng bạn không phải gõ phím tắt — chỉ cần ấn các phím thôi. Ví dụ, để gán F2 cho lệnh này, ấn phím F2. 4. Nếu phím tắt mới xung đột với phím tắt hiện có bất kỳ đã định nghĩa, nó sẽ được hiển thị trong danh sách Các xung đột (Conflicts). 5. Khi bạn hoàn tất việc thay đổi các phím tắt, nhấn OK. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 9 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ Hình 10. Thay đổi các phím tắt trên bàn phím Kết luận Bạn đã xem xét kha khá các phần của IDE Eclipse. Bây giờ bạn hiểu một bàn làm việc của Eclipse là gì và nó có các bộ phận nào. Bạn biết các vùng làm việc và các dự án là gì, sự khác biệt giữa chúng và chúng liên quan với nhau như thế nào. Bạn cũng biết làm thế nào để tùy chỉnh các phần của IDE theo ý muốn của bạn và làm thế nào để xuất khẩu các thông số cài đặt từ một vùng làm việc này đến vùng làm việc khác. Phần 2 giải thích làm thế nào để làm việc với các dự án Java và Môi trường Phát triển Java Eclipse (JDT). Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 10 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® Tài nguyên Học tập • Tìm thêm thông tin trong Workbench User Guide in Eclipse Help, một tài nguyên của Eclipse Foundation. • Đọc loạt bài viết "Migrating to Eclipse" series nếu bạn đang chuyển từ các IDE khác đến Eclipse. • Xem Eclipse IDE Pocket Guide. • Truy nhập trang chính thức về Những câu hỏi thường gặp của Eclipse. • Đọc Eclipse for Dummies. • Hãy chắc chắn đọc Eclipse Distilled. • Xem "Danh sách khuyến khích đọc về Eclipse." • Duyệt qua tất cả nội dung Eclipse trên developerWorks. • Bạn mới đến với Eclipse ? Đọc bài viết trong developerWorks "Get started with Eclipse Platform" để tìm hiểu nguồn gốc và kiến trúc của nó và làm thế nào để mở rộng Eclipse bằng các trình cắm thêm. • Mở rộng các kỹ năng Eclipse của bạn bằng cách xem các tài nguyên dự án Eclipse của developerWorks IBM. • Để nghe các cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận thú vị cho các nhà phát triển phần mềm, hãy xem developerWorks podcasts. • Theo sát các sự kiện kỹ thuật và webcasts của developerWorks. • Theo dõi và tìm hiểu về các công nghệ và các chức năng sản phẩm IBM và mã nguồn mở với các trình diễn mẫu theo yêu cầu miễn phí của developerWorks. • Hãy ghi tên dự các hội nghị sắp tới, các cuộc triển lãm thương mại, webcasts và các sự kiện khác trên khắp thế giới đang được các nhà phát triển mã nguồn mở của IBM quan tâm. • Hãy truy cập vào vùng mã nguồn mở của developerWorks để có được rất nhiều các thông tin hướng dẫn, các công cụ và các cập nhật dự án, giúp bạn phát triển với các công nghệ mã nguồn mở và sử dụng chúng với các sản phẩm của IBM. Lấy sản phẩm và công nghệ • Xem các bản tải về công nghệ Eclipse mới nhất tại alphaWorks của IBM. • Tải về Eclipse Platform và các dự án khác từ Eclipse Foundation. • Tải về các phiên bản đánh giá sản phẩm của IBM và nhận các công cụ phát triển ứng dụng thực hành của bạn và các sản phẩm phần mềm trung gian từ DB2®, Lotus®, Rational®, Tivoli® và WebSphere®. • Đổi mới dự án phát triển phần mềm mã nguồn mở tiếp theo của bạn bằng phần mềm thử nghiệm của IBM có sẵn để tải về hoặc trên đĩa DVD. Thảo luận • Các nhóm tin chung về nền tảng Eclipse về nền tảng Eclipse sẽ là điểm dừng đầu tiên của bạn để thảo luận các vấn đề về Eclipse. (Việc lựa chọn này sẽ khởi chạy ứng dụng đọc tin tức Usenet mặc định của bạn và mở eclipse.platform). Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 11 của 13 developerWorks® ibm.com/developerWorks/vn/ • Các nhóm tin chung về Eclipse có nhiều tài nguyên cho những người quan tâm đến việc sử dụng và mở rộng Eclipse. • Tham gia vào các blog của DeveloperWorks bắt đầu tham gia vào cộng đồng developerWorks. Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 12 của 13 ibm.com/developerWorks/vn/ developerWorks® Đôi nét về tác giả Prashant Deva Prashant Deva là người sáng lập của Placid Systems và tác giả của cuốn sách Trình cắm thêm ANTLR Studio cho Eclipse. Ông cũng cung cấp các tư vấn liên quan đến việc phát triển các trình cắm thêm ANTLR và Eclipse. Ông đã viết một số bài báo liên quan đến các trình cắm thêm ANTLR và Eclipse và ông thường xuyên đóng góp các ý kiến và các báo cáo lỗi cho các nhóm phát triển Eclipse. Ông hiện đang bận rộn tạo ra công cụ nhà phát triển tuyệt vời tiếp theo © Copyright IBM Corporation 2008 (www.ibm.com/legal/copytrade.shtml) Nhẫn hiệu đăng ký (www.ibm.com/developerworks/vn/ibm/trademarks/) Làm chủ Eclipse V3.4, Phần 1: Bàn làm việc của IDE Eclipse Trang 13 của 13